Chị Nguyễn Thị Mùi - liên kết sản xuất lúa sạch để phát triển kinh tế

|

Ninh Trung là một xã thuần nông, tổng diện tích 1.778,04ha, với điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, 80%  người dân sống bằng nghề trồng cây lúa nước

Về kinh tế gia đình hội viên phụ nữ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hầu như gia đình nào cũng có đất ruộng để trồng lúa, tuy nhiên việc trồng lúa cũng chỉ để đáp ứng nhu cầu lương thực của gia đình, chưa tạo thu nhập cao

Gia đình Chị Nguyễn Thị Mùi Thôn Phú Sơn, xã Ninh Trung có 5.000 m2 đất ruộng trồng lúa. Trước đây gia đình nhà chị Mùi trồng trọt theo phương thức truyền thống nên mỗi vụ chỉ thu hoạch được, (45 -50 tạ/ha) nên năng suất lúa thấp

Làm lụng quanh năm chỉ đủ ăn nên cuộc sống gia đình vẫn còn nhiều khó khăn, chủ yếu sống dự vào sản suất cây lúa nước. Mặc dù sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn như rủi ro lớn do phụ thuộc nhiều vào thời tiết, các chân ruộng xấu thoát nước khó, nhưng vợ chồng chị Mùi luôn đồng lòng, quyết tâm, luôn tìm tòi, với tính chịu thương chịu khó nên chị Mùi luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm các nông dân sản suất giỏi trong xã về kiến thức canh tác lúa đạt năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàntích cực học hỏi thực tế từ nhiều mô hình ở những nơi khác. Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ xã thường xuyên phối hợp mở các lớp tập huấn khuyến nông, hội thảo về phân bón, chị Mùi đều tham dự đầy đủ

Chị Mùi vận dụng thay đổi phương thức canh tác, không dùng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc kích thích mà sử dụng phân bón hữu cơ, việc bón phân hữu cơ mang lại nhiều hiệu quả, vừa tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp dư thừa và phân chuồng kết hợp với men vi sinh làm phân bón tại chỗ, vừa tiết kiệm tiền mua phân bón hóa học, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp, chất mùn cho đất. Không chỉ mang lại hiệu quả cho chính người sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ đó, có thể tiết kiệm chi phí, góp phần giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường do thói quen bón phân và phun thuốc tràn lan trên cây lúa, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, lan tỏa đến một các hộ dân trong xã và cộng đồng, góp phần tạo nếp quen sản xuất và tiêu dùng sản phẩm sạch cho người dân trong xã.

Chị Nguyễn Thị Mùi - Ninh Trung 1.jpg (182 KB)

Chăm sóc cây màu, để thu hoạch rau, quả trong dịp Tết năm 2024

Trong những năm gần đây, thời tiết ổn định, lúa bán với giá 9.000 đồng- 10.000/kg cao hơn mọi năm trước, bên cạnh đó năng suất lúa tặng đạt so với những  năm trước, từ đó gia đình chị Mùi mở rộng mô hình sản xuất cây lúa nước. Ngoài ra gia đình cũng tận dụng đất đai thổ nhưỡng quanh nhà, trồng thêm hoa màu như ớt hai mũi tên, ngô, bắp còi…..Từ đó, gia đình có thêm được nguồn thu nhập, kinh tế ổn định hơn

Bên cạnh đó, chị Mùi thực hiện mô hình “vần đổi công” phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” chị em trong xóm giúp nhau ngày công lao động được chị em phụ nữ thực hiện thường xuyên như: xuống giống, làm cỏ, bón phân, thu hoạch,… các loại hoa màu, nhờ vậy mà công việc hoàn thành kịp thời gian, thời vụ, giúp giảm chi phí trong quá trình sản xuất, nâng thu nhập, góp phần thắt chặt tình làng nghĩa xóm.

Chị Nguyễn Thị Mùi - Ninh Trung 2.jpg (441 KB)

Mô hình “vần đổi công” của chị em phụ nữ thôn Phú Sơn

Chị Mùi nói: Mình chưa hẳn là khấm khá, nhưng giúp được ai thì tôi luôn sẵn sàng bà Mùi cũng mong muốn có thể sẻ chia kinh nghiệm, giúp đỡ bà con khó khăn tại làng, xóm về kỹ thuật trồng lúa, cách phun thuốc trừ sâu bệnh hại lúa để năng suất lúa đạt cao nhất.

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy - Chủ tịch Hội LHPN xã nói: Trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục vận động nhân rộng mô hình sản xuất lúa sạch  tại các chi hội phụ nữ. Đồng thời, Hội sẽ phối hợp với các ban, ngành liên quan giúp đỡ, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giống lúa cho các chị em, nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ và người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo nếp quen sản xuất nông sản an toàn trong mỗi gia đình. Từ đó, bà con sẽ biết áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất lúa có cuộc sống ổn định, con em đi xa làm ăn có điều kiện học tập đủ đầy, sau này quay về xây dựng, phát triển quê hương, làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương, nâng cao giá trị cây lúa, đồng thời tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Qua đó góp phần xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”.  

Hội LHPN xã Ninh Trung