Hướng dẫn cách phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến

|

     I. Đối tượng, tiêu chuẩn:

     1. Điển hình cá nhân

     - Đối tượng: cán bộ, hội viên, phụ nữ (bao gồm phụ nữ trong nước và phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài)

     - Tiêu chuẩn: là những cán bộ, hội viên, phụ nữ có thành tích xuất sắc, được tôn vinh, trở thành tấm gương tiêu biểu trên một lĩnh vực hoặc các lĩnh vực của phong trào thi đua và nhiệm vụ công tác Hội, được chính quyền địa phương và Hội cấp trên ghi nhận.

       2. Điển hình tập thể

     - Đối tượng: Hội LHPN các cấp, chi hội, các tập thể nữ (có tỷ lệ phụ nữ từ 70% trở lên)

     - Tiêu chuẩn: Là những tập thể đạt thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước và nhiệm vụ công tác Hội, có sáng kiến nổi bật trong các lĩnh vực của đời sống, trong thực hiện phong trào thi đua và các nhiệm vụ công tác Hội, được chính quyền địa phương và Hội cấp trên ghi nhận.

* Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cấp cơ sở, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số.

     II. Cách phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền và nhân rộng điển hình:

     1. Cách phát hiện điển hình

     - Các chi/tổ Hội phát hiện cá nhân điển hình tiên tiến trong chi/tổ mình quản lý và báo về Hội LHPN cấp xã thông qua báo cáo hàng tháng hoặc đột xuất.

     - Hội LHPN cấp xã phát hiện tập thể/cá nhân điển hình tiên tiến thông qua việc kiểm tra hoạt động Hội, dự sinh hoạt chi/tổ.

     - Cán bộ chuyên trách Hội LHPN các huyện, thị, thành phố khi đi công tác cơ sở có trách nhiệm phát hiện điển hình tiên tiến trong việc thực hiện các hoạt động Hội ở cơ sở.

     - Thông qua thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

     2. Cách bồi dưỡng điển hình

     - Khi đã phát hiện được cá nhân hoặc tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, Hội LHPN các cấp cần phân công cán bộ thường xuyên theo dõi, hỗ trợ điển hình. Cần báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương để phối hợp bồi dưỡng điển hình.

     - Hướng dẫn điển hình viết lại những kinh nghiệm, cách làm hay của mình để làm tài liệu nhân rộng.

     3. Cách tuyên truyền và nhân rộng điển hình:

     3.1. Nội dung và hình thức tuyên truyền:

     a. Nội dung:

     - Những kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả của tập thể, cá nhân.

     - Các giải pháp của tập thể hoặc cá nhân điển hình để vượt qua khó khăn.

     - Những gương sáng người tốt, việc tốt.

     b. Hình thức:

     - Tuyên truyền điển hình trong các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội phụ nữ; các phương tiện thông tin đại chúng: trang web Phụ nữ Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa, Đài PTTH tỉnh, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, địa phương, Đài truyền thanh ở cơ sở.

     - Tuyên tuyền thông qua các hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hội viên nòng cốt.

     - Tuyên truyền thông qua các hoạt động như: Hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo, mít tinh, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm, giáo dục truyền thống, sinh hoạt chi/tổ hội, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…

     - Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình điển hình tiên tiến tại các đơn vị.

     3.2. Cách nhân rộng điển hình:

     - Các cấp Hội lựa chọn địa bàn, đối tượng có nhiều đặc điểm tương đồng với điển hình để nhân rộng.

     - Tổ chức các hội nghị để tôn vinh, biểu dương và nhân rộng điển hình.

     - Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ việc nhân rộng điển hình.

     Căn cứ vào tình hình thực tế ở các địa phương, đơn vị, các cấp hội cần chủ động việc phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền và nhân rộng điển hình.                                                            

Anh Thư