GƯƠNG PHỤ NỮ RAGLAY LÀM TỐT CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA TẢO HÔN, GIÚP PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH, GIẢM NGHÈO
Là người đồng bào dân tộc Raglay, Chị Cao Thị Kim Dung sinh năm 1978 tại xã Cam Thịnh Tây tuy mới học hết lớp 7 nhưng chị lại là một phụ nữ có nhiều tiến bộ vì có mẹ từng là chi hội trưởng phụ nữ của thôn. Chị rất mạnh dạn, có tinh thần hoạt động công tác phụ nữ từ lúc chưa lập gia đình. Năm 1998, sau khi xây dựng gia đình và có hai con, chị luôn là hội viên phụ nữ tiêu biểu, nói tiếng kinh rất tốt, được chỉ định làm chi hội trưởng phụ nữ thôn Sông Cạn Trung. Với nhiệm vụ được giao, hàng năm chị tích cực đề xuất Ban Chấp hành Hội LHPN xã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát hiện và xây dựng nhiều mô hình mới, cách làm hay để chỉ đạo, hướng dẫn cho các Chi Hội triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó các nhiệm vụ trọng tâm của Hội đã được triển khai đều khắp, nhiều chương trình hoạt động có ý nghĩa thiết thực được tổ chức và đạt hiệu quả cao, thu hút được sự quan tâm, gắn bó của hội viên, phụ nữ vào tổ chức Hội.
Chị Cao Thị Kim Dung đang chủ trì họp Tổ phụ nữ phòng ngừa tảo hôn
Có một thực tế tại địa phương đó là nạn tảo hôn vẫn đang là một thực trạng đáng phải suy ngẫm. Theo thống kê cuối năm 2014, xã Cam Thịnh Tây thuộc Thành phố Cam Ranh có 47 trường hợp tảo hôn ở độ tuổi 17, 16, thậm chí ở độ tuổi 15, 14 tuổi, điều đó ảnh hưởng đến việc nuôi con khi chưa đủ sức khỏe và kiến thức làm mẹ, làm hệ lụy đến việc trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng ảnh hướng đến sự phát triển của giống nòi. Trước thực trạng đó, địa phương đã có nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo giải quyết tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, chị đề xuất Hội LHPN Xã xây dựng mô hình Tổ phụ nữ phòng ngừa tảo hôn gồm 20 thành viên do chị làm tổ trưởng, các thành viên của tổ là hội viên nòng cốt của 4 thôn: Sông cạn Đông, Sông cạn Trung, Thịnh Sơn, Suối Rua. Chị đã xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động và phân thành 4 nhóm, mỗi nhóm là một địa chỉ của một thôn để thông tin nắm bắt tình hình con em của các hộ gia đình nhất là các em trong độ tuổi đi học từ lớp 6 trở lên, theo dõi các em có bỏ học không, có quan hệ bạn bè với con cái của hộ nào để kịp thời đến gặp gỡ các gia đình, vận động các bà mẹ, người thân thường xuyên chú trọng đến việc chăm sóc nuôi dạy con cái, bỏ các tập tục lạc hậu về hôn nhân gia đình, thấy rõ được tác hại của việc kết hôn sớm. Định kỳ một quý một lần tổ sinh hoạt chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật về Hôn nhân gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ môi trường, mời các bà mẹ có con vị thành niên, trẻ em gái vị thành niên (kể cả số đã tảo hôn), tuyên truyền về thực trạng và tác hại của việc tảo hôn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đặc biệt, trong các buổi sinh hoạt, các chị đã mời chính những người trong cuộc nói về cuộc sống hiện tại của họ, điều đó như một lời cảnh tỉnh những người có ý định tảo hôn, đồng thời cũng động viên tinh thần các chị vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Từ đó giúp các thành viên và chị em phụ nữ nâng cao nhận thức, tuyên truyền, vận động người thân, con em tích cực phòng chống tảo hôn.
Qua 5 năm hoạt động, nhờ tinh thần tích cực quyết tâm cao của chị, các thành viên của tổ nhiệt tình theo dõi sâu sát, đến tận xóm, vào tận nhà chị em thăm hỏim, vận động tuyên truyền, nắm bắt tình hình kịp thời báo cho chị để chị cùng Hội phụ nữ xã giải quyết. Vì vậy từ đầu năm 2015 đến nay toàn xã chưa có trường hợp tảo hôn nào xảy ra. Tên của tổ đã được chị em phụ nữ và các hộ gia đình trong các thôn đều biết đến.
Không những làm tốt việc phòng ngừa tảo hôn cho các gia đình hội viên phụ nữ, chị còn là một tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn ngân hàng chính sách xã hội của xã, chị tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ tham gia vay vốn, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế gia đình, thực hành tốt tiết kiệm để trả vốn cho nhà nước khi đến hạn, giữ uy tín cho Hội phụ nữ xã. Những chị em nào chưa thực hiện được, chị liền đến nhà xem cụ thể, giúp họ cách thức làm ăn, sản xuất, chỉ dẫn chị em trồng trọt, chăn nuôi, tiết kiệm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, để dành tiết kiệm phòng ngừa rủi ro trong cuộc sống và trả vốn cho nhà nước. Chính vì vậy, hàng ngày, hoặc tháng khi đi sinh hoạt tổ, chị em bán được gà hay chuối, bắp là gởi cho chị để chị gởi vào tiết kiệm của tổ, đến khi đáo hạn là có số tiền góp vào trả ngân hàng. Cứ như vậy hàng năm có từ 1 đến 2 hộ nghèo được chị giúp thoát nghèo từ nguồn vay NHCSXH. Bên cạnh đó, thông qua các buổi sinh hoạt, chị còn lồng ghép công tác của Hội phụ nữ như: hướng dẫn, giúp đỡ chị em thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, giới thiệu, tuyên truyền tấm gương của các cặp vợ chồng kết hôn đúng độ tuổi, con ngoan, học tốt, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh như gia đình chị Thị Ben thôn Sông Cạn Đông, chị Thị Bé thôn Sông cạn Trung...
Trong cuộc sống đời thường, chị còn là một phụ nữ đảm đang trong gia đình. Năm 2016 chị vay vốn NHCSXH với số tiền 30.000.000đ mua 01 con bò giống sinh sản. Với tính chịu khó siêng năng, hàng ngày ngoài việc chăm lo cho gia đình, công việc xã hội, trên mảnh đất hơn 6 sào chị trồng mía, bắp, dọc theo các bờ mương chị dăm thêm cỏ voi để nuôi bò, nhờ biết cách áp dụng kiến thức tập huấn từ các lớp khuyến nông hướng dẫn, chị đã thu hoạch mía, bắp với năng suất và sản lượng cao, hàng năm thu nhập được từ 30 đến 40 triệu, bò sinh sản đến nay đã cho bầy 6 con, hiện gia đình chị đã xây được nhà khang trang từ việc bán bò, trồng bắp, trồng mía, con con cái ngoan, học giỏi.
Với vai trò gương mẫu đi đầu, chị đã tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền nội dung phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đinh 5 không 3 sạch” gắn với "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm mà Hội đề ra. Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội và bằng tấm gương của mình, chị đã có được niềm tin của tất cả chị em trong Hội phụ nữ xã Cam Thịnh Tây, qua đó, những nội dung tuyên truyền thiết thực của chị đã giúp hội viên, phụ nữ hiểu và nắm bắt được phong trào thi đua yêu nước, từ đó phấn đấu rèn luyện thực hiện, những hoạt động của tổ phòng ngừa tảo hôn do chị làm tổ trưởng là địa chỉ tin cậy của chị em, góp phần vào chất lượng cuộc sống của các gia đình chị em phụ nữ tại địa phương.
Nói về những dự định sắp tới, chị chia sẻ, chị vẫn phải kiên trì tìm mọi hoạt động hỗ trợ, chú trọng đến công tác nắm bắt tình hình sinh hoạt của các gia đình có con trong độ tuổi chưa thành niên, tạo điều kiện cho các gia đình thế hệ trẻ tham gia vào các hoạt động của tổ chức Hội phụ nữ, vì biết rằng tảo hôn sẽ vẫn là thực trạng khó có thể giảm một sớm một chiều được, việc giảm nghèo cho chị em đồng bào của chị cũng vậy ./.
Nguyễn Thị Minh
- [08/01/2025] Bẫy lừa trên không gian mạng - Bài 1: Vì sao nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân?
- [30/12/2024] Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền
- [10/03/2021] Từ ngày 10-3-2021, phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có Khánh Hòa sẽ được thưởng tiền hoặc hiện vật
- [23/11/2020] Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng bao nhiêu tiền lương hưu 1 tháng?
- [20/08/2020] Xử lý người có hành vi “hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng” đối với thành viên gia đình
- [10/02/2020] Xử lý tung tin thất thiệt về dịch bệnh
- [03/02/2020] Lái xe đúng Luật có bị CSGT dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn?
- [09/12/2019] Hội LHPN tỉnh tổ chức lớp Tập huấn công tác phòng, chống tội phạm năm 2019
- [06/12/2019] Vai trò của Hội LHTP Nha Trang trong công tác tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội
- [18/11/2019] Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các thành viên mô hình “Phụ nữ lên tiếng về uống có trách nhiệm thực hiện an toàn giao thông” phường Vĩnh Nguyên (thành phố Nha Trang)