Người nuôi con sau khi ly hôn có được chia nhiều tài sản hơn không?
Câu hỏi:
Do có nhiều mâu thuẫn trong đời sống không khắc phục được nên vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn. Xin được hỏi nếu tôi là người nuôi con sau ly hôn thì có được chia nhiều tài sản hơn không?
Nguyễn Minh Hiển
Trả lời:
Với những thông tin bạn cung cấp xin đưa ra ý kiến tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này”.
Như vậy theo quy định của pháp luật, việc ai là người có quyền nuôi con sau ly hôn không ảnh hưởng đến nguyên tắc phân chia tài sản sau ly hôn, đây là hai vấn đề riêng biệt. Về quyền nuôi con sau khi ly hôn thì người còn lại sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con vấn đề này được quy định tại các Điều 81 và 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Luật gia tư vấn
- [08/01/2025] Bẫy lừa trên không gian mạng - Bài 1: Vì sao nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân?
- [30/12/2024] Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền
- [10/03/2021] Từ ngày 10-3-2021, phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có Khánh Hòa sẽ được thưởng tiền hoặc hiện vật
- [23/11/2020] Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng bao nhiêu tiền lương hưu 1 tháng?
- [20/08/2020] Xử lý người có hành vi “hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng” đối với thành viên gia đình
- [27/03/2020] Hội LHPN xã Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh) tổ chức Hội nghị tuyên truyền BHXH và BHYT tự nguyện năm 2020
- [10/02/2020] Xử lý tung tin thất thiệt về dịch bệnh
- [03/02/2020] Lái xe đúng Luật có bị CSGT dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn?
- [09/12/2019] Hội LHPN tỉnh tổ chức lớp Tập huấn công tác phòng, chống tội phạm năm 2019
- [06/12/2019] Vai trò của Hội LHTP Nha Trang trong công tác tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội