Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương khi có người thứ ba xen vào thế nào?
Câu hỏi
- Nếu mẹ con cháu muốn đưa ra pháp luật thì cần có những điều kiện gì, người phụ nữ đó sẽ bị xử lí như thế nào?
- Hiện tại mẹ cháu không tìm thấy giấy chứng nhận kết hôn, có thể xin cấp lại được không ạ?
- Nếu li hôn thì bắt buộc phải có sự tham gia, xác nhận của cả 2 bên đúng không ạ?
Trả lời
Thứ nhất: Về xử lý người thứ ba, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
- a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;…”
Do đó, trong trường hợp bố bạn và mẹ bạn chưa ly hôn nhưng bố bạn đã có hành vi chung sống với người phụ nữ khác và có con riêng, nên bố bạn đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm điều cấm của pháp luật. Vì thế, mẹ bạn có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã đề nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật của bố bạn và người phụ nữ đó.
Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
- e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Ngoài ra, theo Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng như sau:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
- b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Như vậy, người đang có vợ, có chồng là người đã xác lập quan hệ vợ chồng với người khác và được pháp luật thừa nhận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong thời kỳ hôn nhân. Việc người đang có vợ, có chồng kết hôn với người thứ ba không những vi phạm chế độ một vợ, một chồng quy định trong luật hôn nhân gia đình
Tuy nhiên, việc thực hiện hành vi nêu trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hậu quả xảy ra như: làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Thứ hai: Về cấp lại giấy đăng ký kết hôn bị mất
Căn cứ Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử quy định như sau:
- Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
- Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
- Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Như vậy, theo quy định trên, để được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính (bản gốc), bố mẹ bạn phải thực hiện việc đăng ký kết hôn lại. Tuy nhiên bạn cần đối chiếu xem có đáp ứng điều kiện đăng ký lại việc kết hôn là “Sổ hộ tịch và bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bị mất” hay không. Nếu bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bị mất nhưng sổ hộ tịch vẫn còn thì bạn chỉ có thể xin cấp bản sao trích lục giấy tờ hộ tích. Việc cấp bản sao trích lục hộ tịch được quy định tại Điều 63, Điều 64 Luật Hộ tịch năm 2014 và Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký
Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.
Điều 64. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch
- Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
- Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
- Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú….
Thứ ba: Về việc ly hôn thì mẹ bạn có thể ly hôn đơn phương không phụ thuộc vào sự đồng ý của bố bạn
Theo thông tin của bạn đã cung cấp, chúng tôi hiểu rằng: Bố bạn có người phụ nữ khác, nhiều lần bố mẹ bạn mâu thuẫn dẫn tới tình trạng hôn nhân không được như ý. Vì vậy mẹ bạn muốn đơn phương ly hôn. Trường hợp của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 1, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Và căn cứ tại Khoản 1 điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên thì :
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Như vậy, bạn có quyền được đơn phương xin ly hôn, không phụ thuộc vào việc chồng của bạn có đồng ý hay không, theo những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng mẹ bạn đang rất mong muốn đơn phương ly hôn, tuy nhiên chỉ cần có căn cứ về việc hành vi của bố bạn làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài hoặc mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ giải quyết ly hôn cho mẹ bạn.
Luật gia của bạn
- [08/01/2025] Bẫy lừa trên không gian mạng - Bài 1: Vì sao nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân?
- [30/12/2024] Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền
- [10/03/2021] Từ ngày 10-3-2021, phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có Khánh Hòa sẽ được thưởng tiền hoặc hiện vật
- [23/11/2020] Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng bao nhiêu tiền lương hưu 1 tháng?
- [20/08/2020] Xử lý người có hành vi “hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng” đối với thành viên gia đình
- [17/12/2018] Quyền nuôi con khi con đủ 4 tuổi sau ly hôn thuộc về ai?
- [17/12/2018] Cảnh sát giao thông được phép dừng xe của người tham gia giao thông trong các trường hợp nào?
- [13/12/2018] Phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình kết hợp với xây dựng các mô hình hoạt động
- [19/11/2018] Một số điểm mới cơ bản của hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội triển khai thực hiện trong năm 2018; một số nhiệm vụ trọng tâm đặt ra đối với hệ thống chính trị nhằm thực hiện mục tiêu “bảo hiểm xã hội cho người lao động”
- [13/11/2018] Một số điểm mới cơ bản của hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội triển khai thực hiện trong năm 2018