Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là chủ trương nhất quán của Việt Nam
Ngày 1/10 (giờ New York, Mỹ), trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75 đã diễn ra Phiên Cấp cao kỷ niệm 25 năm Hội nghị Thế giới về Phụ nữ lần thứ IV với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có thông điệp quan trọng gửi tới Phiên họp.
Thưa Quý vị,
Cách đây 75 năm, Liên hợp quốc đã được thành lập nhằm ngăn ngừa thảm họa chiến tranh, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Đúng 50 năm sau, tại Hội nghị thế giới lần thứ tư về phụ nữ năm 1995, lý tưởng về bình đẳng và tôn trọng phẩm giá con người trong tiến bộ xã hội một lần nữa được thể hiện mạnh mẽ trong Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, một trong những văn kiện toàn diện nhất của thế giới về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Việc nỗ lực thực hiện những nội dung quan trọng đề ra trong Văn kiện này đã góp phần thúc đẩy việc hoàn thiện khung pháp lý nhằm trao quyền và cơ hội bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí ra quyết định; gắn kết chặt chẽ các cơ chế thực hiện ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu, từng bước đưa thế giới đến gần hơn lý tưởng về một xã hội công bằng, tiến bộ và không còn các rào cản về giới.
Ngày nay, việc bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng là quan tâm hàng đầu tại các diễn đàn nghị viện quốc tế và khu vực. Đặc biệt, Hội nghị thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội lần thứ 13 do Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) tổ chức vào ngày 17/8/2020 và Đại hội đồng 41 Liên Nghị viện ASEAN (AIPA) tổ chức tại Hà Nội đã khẳng định vai trò và đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong đó có đại dịch Covid-19.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Thưa Quý vị,
Thúc đẩy bình đẳng giới và quyền của phụ nữ là chủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam, được ghi nhận trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, từng nhấn mạnh: "Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người". Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng và có những đóng góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, tạo dựng bản sắc văn hóa truyền thống và xây dựng, phát triển xã hội Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản pháp lý nhằm bảo vệ và thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ, khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời giám sát việc thực thi pháp luật và triển khai các chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực này.
Trên cương vị Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Nghị viện ASEAN lần thứ 41, Việt Nam cam kết ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến liên quan tới phụ nữ và trẻ em gái tại các cơ chế quan trọng này và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia nhằm hướng tới một xã hội thực sự bình đẳng và một thế giới hòa bình bền vững.
Xin cảm ơn các Quý vị.
- [08/01/2025] Bẫy lừa trên không gian mạng - Bài 1: Vì sao nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân?
- [30/12/2024] Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền
- [10/03/2021] Từ ngày 10-3-2021, phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có Khánh Hòa sẽ được thưởng tiền hoặc hiện vật
- [23/11/2020] Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng bao nhiêu tiền lương hưu 1 tháng?
- [20/08/2020] Xử lý người có hành vi “hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng” đối với thành viên gia đình
- [30/07/2020] Đi xe đúng Luật có bị CSGT dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn?
- [30/07/2020] Con nuôi có được hưởng thừa kế không?
- [07/04/2020] Người nuôi con sau khi ly hôn có được chia nhiều tài sản hơn không?
- [27/03/2020] Hội LHPN xã Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh) tổ chức Hội nghị tuyên truyền BHXH và BHYT tự nguyện năm 2020