Định hướng một số nội dung trọng tâm giám sát và phản biện xã hội; góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền từ năm 2019-2022
Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 ban hành “ Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội” và quyết định số 218-QĐ/TW ban hành “Quy định về việc mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” của Bộ Chính trị. Các cấp Hội trong tỉnh trong thời gian đến cần tập trung tham mưu, triển khai tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể:
1. Triển khai chương trình hành động thực hiện khâu đột phá “ Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ” nhiệm kỳ 2017-2022 nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm, sự chủ động, tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp Hội trong công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách, góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của hội viên, phụ nữ; thực hiện tốt chức năng đại diện của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
2. Định hướng nội dung chủ trì giám sát:
- Năm 2019:
+ Giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
+ Giám sát việc giải quyết đơn thư, khiếu nại liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em.
+ Giám sát về an toàn thực phẩm.
+ Khảo sát việc thực hiện các quy định chính sách, pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ.
- Năm 2020: Giám sát các quy định pháp luật về bình đẳng giới, công tác cán bộ, cán bộ nữ.
- Năm 2021: Giám sát quy trình chuẩn bị nhân sự cho việc giới thiệu nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhằm đảm bảo tỷ lệ ứng cử và phụ nữ tham gia trong nhiệm kỳ 2021-2026 theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Định hướng nội dung phản biện xã hội:
Tập trung phản biện xã hội, lồng ghép giới trong các dự thảo văn bản quy định pháp luật, đóng góp ý kiến Dự thảo báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương, dự thảo chính sách, dự thảo chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trước các kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp.
4. Phối hợp tổ chức các diễn đàn đối thoại với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền để hội viên, phụ nữ thảo luận, trình bày nguyện vọng, những vấn đề đang được phụ nữ, nhân dân quan tâm ở địa phương.
5. Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội.
Anh Thư
- [10/01/2025] Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- [08/01/2025] Bẫy lừa trên không gian mạng - Bài cuối: Phụ nữ làm gì để phòng tránh?
- [08/01/2025] Bẫy lừa trên không gian mạng - Bài 1: Vì sao nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân?
- [30/12/2024] Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền
- [23/08/2022] Trường hợp mẹ kế được thừa kế tài sản của con chồng
- [12/03/2019] Tranh chấp quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn?
- [11/03/2019] HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT
- [20/02/2019] Chính sách liên quan đến trẻ em và người thực hiện nghĩa vụ quân sự
- [12/02/2019] Trình tự, thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp
- [29/01/2019] V/v góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi hành án hình sự