Muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý, phải làm thế nào?
Nội dung câu hỏi:
Chúng tôi kết hôn đã 7 năm, có một con chung. Cuộc sống chi phối bởi nghề nghiệp, và cả tính tình, càng ngày càng bộc lộ cái không phù hợp nhau. Quan hệ hàng ngày trong gia đình với không khí nặng nề, mọi cái như sự giả tạo, không có cuộc sống thật, tình thân thật sự, đôi khi tôi phải viện cớ về nhà mẹ đẻ ít ngày để đỡ căng thẳng. Tình hình đó cứ diễn ra là áp lực nặng nề. Thấy không thể kéo dài cách sống giả tạo đó, tôi quyết định chia tay nhưng anh ấy không đồng ý. Tôi phải làm thế nào?
(Câu hỏi của bạn Phương Thảo)
Ý kiến tư vấn:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình nước ta là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Mục đích hôn nhân cần đạt được là xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
Được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình, vợ chồng phải có có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Trong trường hợp mâu thuẫn trầm trọng kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Quyền này chỉ bị hạn chế trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trường hợp vợ, chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, các tranh chấp về hôn nhân và gia đình như ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện. Bạn có thể gửi đơn đến Toà án nơi mình cư trú để được giải quyết.
Luật sư Nguyễn Thiện Hùng
- [10/01/2025] Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- [08/01/2025] Bẫy lừa trên không gian mạng - Bài cuối: Phụ nữ làm gì để phòng tránh?
- [08/01/2025] Bẫy lừa trên không gian mạng - Bài 1: Vì sao nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân?
- [30/12/2024] Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền
- [23/08/2022] Trường hợp mẹ kế được thừa kế tài sản của con chồng
- [28/03/2022] Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được đảm bảo các quyền như thế nào?
- [10/03/2021] Từ ngày 10-3-2021, phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có Khánh Hòa sẽ được thưởng tiền hoặc hiện vật
- [23/11/2020] Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng bao nhiêu tiền lương hưu 1 tháng?
- [25/09/2020] Hội LHPN tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh Khánh Hòa tổ chức truyền thông về an toàn giao thông tại thành phố Nha Trang