Đẩy mạnh phong trào thi đua và các cuộc vận động trong thời gian đến

|

     Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2016-2021 đã đề ra Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 02 Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Với mục đích:

- Thường xuyên phát hiện, biểu dương, nhân rộng được các mô hình, điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu. Chú trọng phát hiện, biểu dương, khen thưởng hội viên, phụ nữ là người lao động trực tiếp.

- Khuyến khích các cấp Hội sáng tạo về cách thức triển khai, đảm bảo thực chất và phù hợp với các nhóm phụ nữ.

- Kết quả thực hiện PTTĐ và các CVĐ được đánh giá qua kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và các điển hình tiên tiến.

- Quan tâm hỗ trợ các nhóm phụ nữ khó khăn, yếu thế, chưa đạt tiêu chí PTTĐ, CVĐ. Đồng thời, vận động các nhóm phụ nữ có trình độ, năng lực như nhóm nữ trí thức, doanh nhân…hỗ trợ các nhóm phụ nữ yếu thế, khó khăn.

- Việc đánh giá kết quả thi đua và xét khen thưởng đảm bảo khách quan, đúng người, đúng thành tích; lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, hiệu quả tác động đến đời sống của phụ nữ làm thước đo.

     I. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI: 

     1. Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” 

     1.1 Nội dung, tiêu chuẩn của PTTĐ:

     * Tích cực học tập:

     a. Mục đích:

     Nâng cao trình độ nhận thức, kiến thức về mọi mặt (chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ), tạo sự chuyển biến rõ rệt trong hành động, học đi đôi với hành, ứng dụng trong cuộc sống, trong lao động sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

     b. Các nội dung học tập:

     - Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cánh Hồ Chí Minh; các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư.

     - Học văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, công nghệ, kiến thức giới; kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình…

     - Học tập, tìm hiểu về cuộc vận động và các tiêu chí xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”

     - Học tập, tìm hiểu về truyền thống của phụ nữ Việt Nam, các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam “Tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang”

     - Học tập, tìm hiểu về tổ chức Hội LHPN Việt Nam; quyền và trách nhiệm của hội viên theo quy định của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, Nghị quyết ĐHĐBPN các cấp.Đối với cán bộ Hội: học các kỹ năng vận động quần chúng và vận dụng tốt các kỹ năng đó trong công tác Hội, rèn luyện và phấn đấu theo tiêu chuẩn đạo đức người cán bộ công chức.

     c. Cách thức học tập:

     - Tự học, học tại trường, lớp, qua bạn bè, đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt chi/tổ, sinh hoạt CLB, sinh hoạt chuyên đề…

     - Tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt, học tập, quán triệt Nghị quyết và các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội do các cấp Hội tổ chức.

     - Học phải đi đôi với hành, biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, gia đình.

*  Lao động sáng tạo:

     a. Mục đích:

- Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công việc, giảm nhẹ sức lao động.

- Tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế - xã hội góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

     b. Các nội dung lao động sáng tạo:

Chia theo từng đối tượng phụ nữ:

- Đối với nữ nông dân:

+ Chủ động tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao; phát triển các loại hình tổ liên kết, tổ hợp tác.

+ Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng chất cấm trong sản xuất, chăn nuôi, bảo quản và chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh.

+ Thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

+ Đa dạng hóa các hình thức sản xuất nhằm giảm thời gian nông nhàn, tăng thu nhập.

+ Tổ chức tốt cuộc sống gia đình.

- Đối với nữ công nhân, lao động:

+ Chủ động tiếp thu, ứng dụng và làm chủ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới theo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh;

+ Các sáng kiến kỹ thuật, mẫu mã, sản phẩm, quy trình công nghệ trong quá trình sẩn xuất, kinh doanh;

+ Thực hành tiết kiệm trong lao động và tiêu dùng, biết tổ chức công việc hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao;

+ Thực hiện tốt các nội quy, quy định tại nơi làm việc.

- Đối với nữ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang:

+ Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nguyên tắc, quy định về nghiệp vụ ngành, chuyên môn. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để đạt hiệu quả tốt.

+ Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, chủ động tiếp cận và áp dụng phương pháp làm việc khoa học;

+ Tham gia các hoạt động Hội tại địa phương nơi cư trú

- Đối với nữ lãnh đạo quản lý:

+ Luôn đổi mới phương thức quản lý, tạo sự đoàn kết, gắn bó trong đơn vị;

+ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực

+ Quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ

- Đối với nữ doanh nhân, nữ tiểu thương, nữ chủ hộ kinh doanh nhỏ:

+ Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả;

+ Mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm;

+ Tạo dựng, giữ gìn thương hiệu hàng hóa Việt Nam, coi trọng chữ tín trong sản xuất, kinh doanh;

+ Thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và trách nhiệm xã hội.

* Xây dựng gia đình hạnh phúc:

     a. Mục đích:

- Là cơ sở cho sự tiến bộ của mỗi thành viên trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”

     b. Các nội dung, tiêu chuẩn:

- Có nhận thức đúng về vai trò của phụ nữ trong gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình, trong đó có trách nhiệm của nam giới;

- Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.

- Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em

- Đạt các tiêu chí “Gia đình 5 không, 3 sạch

- Đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá

1.2. Cách thức triển khai

- Hàng năm, các cấp Hội phát động phong trào thi đua ngay từ đầu năm; lựa chọn chủ đề, hình thức thi đua phù hợp để phát động, triển khai cho cán bộ, hội viên, phụ nữ học tập.

- Không bắt buộc tổ chức đăng ký, bình xét phụ nữ đạt 3 tiêu chuẩn phong trào thi đua; việc đăng ký, bình xét (nếu có) do Hội LHPN cấp huyện quyết định và hướng dẫn. Cuối năm, các cấp Hội theo dõi, bình chọn cá nhân đạt danh hiệu “Phụ nữ tiên tiến”, “Phụ nữ xuất sắc”, “Phụ nữ tiêu biểu”, “Cán bộ Hội cơ sở giỏi”.

- Thường xuyên phát hiện điển hình tiên tiến để tuyên truyền, biểu dương khích lệ phong trào phát triển sâu, rộng, bền vững và có tác dụng tích cức trong đời sống xã hội; kịp thời đề xuất Hội cấp trên và chính quyền khen thưởng phụ nữ tiêu biểu.

- Các cấp Hội tổ chức biểu dương, sơ kết, tổng kết các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phong trào thi đua.

2. Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”

* Cách thức triển khai

- Ngay từ đầu năm, các cấp Hội tổ chức cho các hộ gia đình đăng ký 8 tiêu chí của Cuộc vận động; tổng hợp biểu mẫu từng tiêu chí để cuối năm bình xét, đánh giá.

- Hàng năm, các cấp Hội ưu tiên lựa chọn những nội dung 5 không, 3 sạch cụ thể; xác định rõ các hoạt động để hỗ trợ cho hội viên, phụ nữ thực hiện. Chủ động lựa chọn các phần việc, hoạt động cụ thể gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.

- Đối với chỉ tiêu hàng năm mỗi cơ sở Hội giúp ít nhất 04 hộ gia đình đạt 8 tiêu chí, phải xác định địa chỉ và nội dung cần giúp đỡ ngay từ đầu năm, cuối năm đánh giá được vai trò, tác động của Hội trong việc hỗ trợ đối với từng hộ gia đình.

- Thường xuyên phát hiện điển hình tiên tiến trong thực hiện cuộc vận động để tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng.

3. Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”

* Cách thức triển khai

- Các cấp Hội tổ chức phát động, vận động phụ nữ tham gia thực hiện cuộc vận động bằng các hình thức phù hợp.

- Mỗi cơ sở Hội lựa chọn được ít nhất 01 hành động cụ thể để tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện tạo chuyển biến trong rèn luyện phẩm chất đạo đức tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang gắn với nhiệm vụ xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Duy trì hoặc nhân rộng các mô hình/CLB rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”.

- Thường xuyên phát hiện điển hình tiên tiến trong thực hiện cuộc vận động để tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng.

Trên cơ sở kết quả đầu ra là các cấp Hội lấy kết quả các nhiệm vụ trọng tâm và kết quả hỗ trợ phụ nữ thực hiện các nội dung, tiêu chí thi đua/vận động để đánh giá các cấp Hội về triển khai PTTĐ, CVĐ. Số lượng và chất lượng của các điển hình hội viên, phụ nữ và tập thể do các cấp Hội giới thiệu.

Để thực hiện tốt các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2016-2021 đề ra, đó là:

- Chỉ tiêu thứ nhất: trong nhiệm kỳ, mỗi cơ sở Hội phát hiện, xây dựng, biểu dương, tuyên truyền nhân rộng ít nhất 15 mô hình/cách làm hoặc cá nhân phụ nữ tiêu biểu trong thực hiện các phong trào thi đua, hoạt động Hội và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Chỉ tiêu thứ hai: 100% cán bộ, HVPN tiếp tục được tuyên truyền các nội dung thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Hàng năm, mỗi cơ sở Hội giúp thêm được ít nhất 04 hộ gia đình đạt các tiêu chí “Gia đình 5 không, 3 sạch”, trong đó có ít nhất 02 hộ do phụ nữ làm thủ thoát nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều.

                                                                            Anh Thư