Các cấp độ bảo vệ trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em năm 2016
Đáp: Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Trẻ em năm 2016, bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:
a) Phòng ngừa;
b) Hỗ trợ;
c) Can thiệp.
- Cấp độ phòng ngừa: gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 48 Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể:
a) Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
b) Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;
c) Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;
d) Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;
đ) Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.
- Cấp độ hỗ trợ: bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ được quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Trẻ em năm 2016
a) Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;
b) Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
c) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;
d) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện Điều kiện sống cho trẻ em.
- Cấp độ can thiệp: bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Khoản 2 Điều 50 Luật Trẻ em năm 2016 quy định các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:
a) Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;
b) Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;
c) Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật này;
d) Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
đ) Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;
e) Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
g) Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại Khoản 1 Điều 43, Khoản 1 Điều 44 và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật này;
h) Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.
- [12/02/2025] Vạn Phú: Hỗ trợ tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn
- [05/02/2025] Tọa đàm về phát huy vai trò của người có uy tín, chức sắc, chức việc tôn giáo trong thực hiện bình đẳng giới
- [26/01/2025] Chị Đỗ Thị Lệ Thoa - chi hội trưởng phụ nữ năng động
- [07/01/2025] Chị Đặng Thị Thừa – Người Phụ nữ làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo trong cuộc sống
- [05/01/2025] Vốn vay giải quyết việc làm tạo sức bật cho Hội viên Phụ nữ xã Diên Đồng
- [07/07/2021] Vạn Ninh: Ấm lòng “Gian hàng 0 đồng” tại các khu phong tỏa
- [06/07/2021] Hội LHPN thành phố Nha Trang: thăm động viên cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tại khu vực cách ly Ký túc xá Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
- [05/07/2021] 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
- [05/07/2021] Không được sao chụp, phát tán, chia sẻ thông tin, hình ảnh cá nhân liên quan đến dịch Covid-19
- [05/07/2021] Tạm ngưng hoạt động các cơ sở giáo dục