Kết quả tuần thứ 7 Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”

|
Cuộc thi Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử của Hội và trên Báo Phụ nữ Việt Nam từ tháng 5/2020. Trong tuần thi thứ bảy (từ 9h00 ngày 15/6/2020 đến 9h00 ngày 22/6/05/2020), đã có 44.038 lượt dự thi và 771 lượt trả lời đúng cả 9 câu hỏi nội dung.

Ban Tổ chức Cuộc thi xin chúc mừng các cá nhân sau đây đạt giải trong tuần 7 cuộc thi:

01 Giải Nhất:

Nguyễn Thị Thân Thương - Điện thoại: xxxxxx7390 - Tỉnh: Nghệ An - Dự đoán người trả lời đúng: 770 - Thời gian tham gia: 22:47:29 | 15/06/2020

02 Giải Nhì:

Tô Phương Hiếu - Điện thoại: xxxxxx7429 - Tỉnh: Lâm Đồng- Dự đoán số người trả lời đúng: 770 - Thời gian tham gia: 23:31:53 | 15/06/2020

Chu Thị Liên - Điện thoại: xxxxxx1591 - Tỉnh: Đắk Lắk - Dự đoán số người trả lời đúng: 770 - Thời gian tham gia: 20:08:47 | 16/06/2020

03 Giải Ba:

Đinh Thị Thanh Hoa - Điện thoại: xxxxxx8838 - Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 772 - Thời gian tham gia: 21:10:46 | 19/06/2020

Nguyễn Thị Phúc - Điện thoại: xxxxxx1883 - Tỉnh: Hưng Yên - Dự đoán số người trả lời đúng: 772 - Thời gian tham gia: 11:27:46 | 21/06/2020

 Thị Thảo - Điện thoại: xxxxxx6538 - Tỉnh: Hồ Chí Minh - Dự đoán số người trả lời đúng: 770 - Thời gian tham gia: 19:51:28 | 21/06/2020

 

Đề nghị người trúng giải gửi ảnh chụp chứng minh thư nhân dân cho Ban Tổ chức để xác nhận trong vòng 01 tuần sau khi công bố giải thưởng. Giải thưởng sẽ được trao khi kết thúc lần thi của tuần cuối tháng.

Chi tiết xin liên hệ với Đ/c Phạm Bình Minh, chuyên viên Ban Tuyên giáo, TW

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Số điện thoại: 0243.9720041/ 0962.374.676 Email: minhphamussh@gmail.com

Câu 1: Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động phong trào nào ở miền Bắc để tăng gia sản xuất, ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam?

Đáp án: Phương án a. Phong trào “Kết nghĩa Bắc Nam”

Câu 2: Khẩu hiệu của các phong trào hoạt động trong giai đoạn này tại miền Bắc để ủng hộ cho chiến trường miền Nam?

Đáp án: Phương án b. Khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”

Câu 3: Năm 1965, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động phong trào gì?

Đáp án: Phương án c. Phong trào “Ba đảm nhiệm”

Câu 4: Đoàn kết chặt chẽ giữa phụ nữ các dân tộc, lao động chân tay và lao động trí óc, phụ nữ miền Nam và phụ nữ miền Bắc là nội dung được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn vào thời điểm nào?

Đáp án: Phương án b. Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ ba

Câu 5: Ai đã gợi ý đổi tên phong trào “Ba đảm nhiệm” thành “Ba Đảm đang”?

Đáp án: Phương án a. Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng phụ nữ Việt Nam 12 chữ vàng: “Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang, chống Mỹ, cứu nước” nhân kịp kỷ niệm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm bao nhiêu?

Đáp án: Phương án a. 1966

Câu 7. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đã bắt đầu mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước nào?

Đáp án: Phương án d. Phương án a và b

Câu 8: Cuộc gặp gỡ đại diện Phụ nữ Việt Nam và Mỹ lần thứ nhất diễn ra vào năm 1965 nhằm mục đích gì?

Đáp án: Phương án d. Phản ánh, thông tin đến phái đoàn phụ nữ Mỹ về hậu quả của chiến tranh, tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam; Giới thiệu về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta; Vận động phụ nữ Mỹ ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam

Câu 9: Hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đạt được những kết quả gì trong thời kỳ này?

Đáp án: Phương án d. Cả 3 phương án trên

THÔNG TIN THAM KHẢO TUẦN 7

Một số phong trào trong thời kỳ này:

1. Kết nghĩa Bắc Nam: Trong thời điểm Đế Quốc Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, lấy cớ tiến hành cuộc chiến tranh leo thang ra miền Bắc, miền Bắc bước vào thời kỳ lịch sử mới, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tập trung sức lực cao nhất cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam. Trung ương Hội LHPN Việt Nam chỉ đạo các cấp Hội vận động hội viên, phụ nữ thực hiện phong trào thi đua với tính chất riêng đó là phong trào “Kết nghĩa Bắc Nam”, tỉnh kết ngãi với tỉnh, huyện kết nghĩa với huyện, xã kết nghĩa với xã. Các tỉnh, thành Hội đi đầu trong phong trào thi đua là Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Nam định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Đông…

Trong các chiến dịch sản xuất mang tên tỉnh kết nghĩa, phụ nữ tham gia rất đông và đạt năng suất cao, điển hình như 14.000 phụ nữ tỉnh Hà Nam tham gia chiến dịch “Rực lửa đêm đông, Đồng Nai quật khởi”; Phụ nữ Hải phòng có phong trào “Hũ gạo tiết kiệm vì miền Nam” góp được 1.000 tấn.

Cũng trong giai đoạn này, thực hiện khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, toàn miền Bắc đã dấy lên một trong phào tình nguyện vào Nam chống Mỹ. Khắp nơi, các nữ thanh niên nô nức lên đường tòng quân, xung phong đi chiến đấu. Phụ nữ các địa phương hăng hái làm đơn tình nguyện gửi các cấp ủy Đảng, tổ chức chính quyền, quân đội và Hội Phụ nữ xin được làm thêm những công việc của nam giới để thay thế anh em đi chiến đấu.

2. Phong trào Ba đảm nhiệm (Sau đổi tên thành Ba đảm đang): TW Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào Ba đảm nhiệm ngày 18/3/1965.

Từ giữa năm 1965, khi cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt, Ban Bí Thư đã nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu của công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn cách mạng này là: Đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ sản xuất và phục vụ đời sống, phục vụ chiến đấu. Phương châm lúc này là: tổ chức phải sắp xếp gọn nhẹ, an toàn và hiệu quả.

Thực hiện Chủ trương của Đảng, Hội LHPN Việt Nam chú trọng chỉ đạo, đặt lên hàng đầu công tác đào tạo nâng cao trình độ và giáo dục tư tưởng cho cán bộ Hội cấp cơ sở và hội viên. Hội chủ động phối hợp  với Bộ Lao động và Bộ Giáo dục mở các trường lớp để giáo dục phụ nữ và tuyên truyền về phong trào.

Mục đích của Phong trào “Ba đảm nhiệm” (sau đổi thành Ba đảm đang) là Giáo dục, động viên phụ nữ nhận rõ tình hình mới, nhận rõ trách nhiệ để quyết tâm đẩy mạnh sản xuất và chiến đấu.

Các cấp Hội lấy lực lượng nồng cốt để phát động các đợt thi đua là phụ nữ nông thôn và cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Hội trong thời kỳ thực hiện.

Tính đến tháng 5-1965 (sau hơn 2 tháng kể từ ngày phát động, toàn miền Bắc đã có 1.7 triệu phụ nữ đăng ký tham gia. Hàng triệu lá đơn của các mẹ, các chị đăng ký sẵn sàng thay thế chồng con, anh em đi chiến đấu. Chị em phấn đấu vươn lên gánh vác việc nước, việc nhà.

Xuất phát từ tình hình nhiệm vụ và yêu cầu thực hiện của phong trào Phụ nữ, sau khi phong trào được phát động một thời gian ngắn, để chỉ đạo và triển khai kịp thời phong trào đến các cấp Hội và hội viên, Ban Thường trực Trung ương Hội LHPN Việt Nam ra Chỉ thị số 03/CT về mở cuộc vận động “Ba đảm đang” trong phụ nữ, tăng cường đẩy mạnh sản xuất và chiến đấu. Chỉ thị xác định rõ nhiệm vụ cấp thiết của Hội LHPN Việt Nam lúc này là giáo dục, động viên toàn thể phụ nữ nhận rõ tình hình, nhiệm vụ mới, thấy rõ trách nhiệm để có sự chuyển biến về tư tưởng, tình cảm cũng như trong hành động, phát huy truyền thống và lực lượng cách mạng tiềm tàng của phong trào phụ nữ nước ta. Từ định hướng chỉ đạo này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gợi ý cho Hội LHPN Việt Nam sửa tên phong trào Ba đảm nhiệm thành phong trào Ba đảm đang.

3. Hoạt động đối ngoại của TW Hội LHPN Việt Nam trong thời kỳ này:

Tại châu Á, ngoài mở rộng quan hệ với phụ nữ Lào, Hội LHPN Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ với phụ nữ In đô nê xi xa, Cam pu chia và Nhật Bản. Với Khu vực Châu Phi, trên cơ sở các cuộc tiếp xúc đầu tiên những năm 60 của thế kỷ XX, Hội tăng cường đặt mối quan hệ mới với các nước Công gô, Ca mơ run. Tại Châu Mỹ La Tinh, Hội LHPN Việt Nam có quan hệ hữu nghị bền chặt với phụ nữ Cu Ba và mở rộng quan hệ với phụ nữ Panama, Vê nê dua la, Gua tê ma la…

Từ năm 1964, phụ nữ các nước Nhật Bản, Phần Lan, Úc, Mỹ, Anh, Pháp cũng có nhiều hoạt động phản đối đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam.

Trong năm 1965, tại Jakarta, với sự giúp đỡ của chính Phủ Indonesia, đoàn phụ nữ Mỹ gồm 10 người và đoàn phụ nữ Việt Nam 10 người (trong đó có 5 người miền Bắc và 5 người miền Nam) đã gặp nhau trong ba ngày. Chị Chân Phương là Trưởng đoàn Phụ nữ miền Bắc, chị Nguyễn Thị Bình là Trưởng đoàn Phụ nữ Giải phóng miền Nam. Trong cuộc trao đổi, chị Chân Phương đọc bài tham luận nói về tội ác của đế quốc Mỹ ở niềm Nam, về cuộc sống và chiến đấu của phụ nữ hai miền Nam Bắc. Đoàn phụ nữ Mỹ được xem một bộ phim ngắn về cảnh bom tàn phá, người bị chết, nhà bị đốt trong các cuộc hành quân của địch.

Sau ba ngày làm việc, hai đoàn cùng ra tuyên bố với báo chí nhằm khẳng định quyết tâm hành động chống chiến tranh của đế quốc Mỹ gây ra ở miền Nam Việt Nam.