Dân tộc Việt Nam có truyền thống quý báu đã trở thành đạo lý là: “Thương người như thể thương thân” nhưng ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, xã hội tiến bộ thì lại diễn ra một nghịch lý: Con người sống dửng dưng lạnh nhạt với nhau. Đó là lối sống vô cảm đang lan tràn trong học sinh, nó trở thành nguy cơ lớn cho xã hội và là một thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp giáo dục.

        Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới với mục tiêu phấn đấu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trên quan điểm đó, ngành giáo dục đang thực hiện chủ trương: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”,  nhằm tạo môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh với phương châm: mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Tuy vậy, mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự giao thoa của nhiều nền văn hoá khác nhau đã đặt nền giáo dục của chúng ta trước nhiều hệ luỵ, nhiều tệ nạn nhức nhối len lỏi vào nhà trường gây nhiều bất ổn  làm cho xã hội quan tâm lo lắng trong đó có nạn: Bạo lực học đường.

Xâm hại tình dục trẻ em đã và đang xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới. Xâm hại tình dục trẻ em gây ra những tổn thương về thể chất, tâm lý, xã hội nghiêm trọng và lâu dài. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, các em bé bị lạm dụng tình dục từ nhỏ thường có biểu hiện lệch lạc về nhân cách, cô đơn, có xu hướng sống cực đoan, những trẻ này lớn lên sẽ rất khó hòa nhập với môi trường sống chung.

Internet là phương tiện không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Để giúp trẻ sử dụng internet an toàn, bảo vệ trẻ tránh khỏi những “kẻ săn mồi” trên mạng, Ban Điều hành Đề án 938 tỉnh Khánh Hòa trích một số nội dung hướng dẫn con biết cách sử dụng internet an toàn và thông minh nhất từ Tủ sách Đề án 938, nhằm góp phần thực hiện chủ đề năm 2019: “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”.

1. Áp đặt ước muốn của mình lên giới tính của con

Nhiều cặp vợ chồng khát khao có đứa con trai ngay từ lúc mang thai, khi sinh ra bé gái vẫn không từ bỏ ước mơ ấy, tiếp tục cho con mặc quần áo, để tóc giống bé trai, mua đồ chơi con trai khiến cho đứa trẻ lớn lên với ý nghĩ: chỉ khi nào mình là con trai mới đáp ứng được lòng mong mỏi của cha mẹ, mới khiến cha mẹ mãn nguyện. Và rồi cô gái “đoạn tuyệt” với nữ công gia chánh, cắt tóc 3 phân, ăn mặc “hầm hố”, xử sự như một trang nam nhi. Ngược lại, có cặp vợ chồng mong có con gái lại nuôi dạy con trai của mình như là bé gái…

Cha mẹ nào cũng muốn dành cho con mình sự nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhất, mong cho con mình lớn lên có đầy đủ phẩm chất làm người. Muốn vậy, trước hết chính cha mẹ phải học làm cha mẹ tốt nhất, để ngoài tình yêu thương con vô bờ bến, còn có đủ kiến thức và kỹ năng nuôi dạy con.

Hỏi: Chúng tôi ly hôn đã hơn một năm rồi, tôi nuôi con nhỏ 05 tuổi. Anh ấy mấy lần viện cớ thăm con, đến nhà tôi gây gỗ, quấy phá, chửi bới tôi. Có lần tôi cự lại thì anh ta còn lấy cán chổi đánh vào đầu tôi. Tôi với anh ấy đã không còn là vợ chồng, vậy các việc anh ấy làm có coi là bạo lực gia đình không, phải bị xử lý thế nào, và xin cho biết pháp luật quy định hành vi nào là bạo lực gia đình?

          Lê Huyền Trang (Vạn Ninh)

* Câu hỏi:

Tôi thuê một người giúp việc trong gia đình, làm việc thường xuyên, chúng tôi đã thỏa thuận với nhau về công việc làm và tiền lương. Tôi muốn được biết với loại công việc này chúng tôi có phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản không, nếu có thì hợp đồng được ký kết thế nào và cần những nội dung gì?

Lê Thị Mai (Diên Khánh)

           Để hỗ trợ, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên, phụ nữ, ông bố, bà mẹ có con dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa về hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, quyền trẻ em; chăm sóc sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi; hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại; tư vấn tâm lý và các kỹ năng cần thiết trong các mối quan hệ ứng xử trong gia đìinh; tư vấn tâm sinh lý và giáo dục trẻ vị thành niên. Hội LHPN tỉnh đã Thành lập Góc tư vấn hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững…