Nhằm thiết thực góp phần tuyên truyền, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn huyện năm, hướng hoạt động tuyên truyền về cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vừa qua, Hội LHPN huyện Cam Lâm phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh huyện tổ chức hội thi “Thanh niên, phụ nữ với văn hóa giao thông” năm 2019 cùng các đơn vị đồng hành (Cửa hàng xe máy Yamaha Ngọc Thanh, Công ty TNHH Trina Gold)

Thực hiện chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động “Phụ nữ tham gia đảm bảo an toàn giao thông vì hạnh phúc của mỗi gia đình, giai đoạn 2017 - 2022”, vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức truyền thông kiến thức về an toàn giao thông năm 2019 cho 500 hội viên, phụ nữ, Ban Chủ nhiệm và thành viên các mô hình, câu lạc bộ tại 5 huyện, thị xã gồm: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm và Khánh Sơn.
Sáng ngày 24/9/2019, Hội LHPN tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam và sự tham gia hỗ trợ của Ngân hàng Đông Nam á, chi nhánh Khánh Hòa tổ chức buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông uống có trách nhiệm.
Ngày 27/11/2015, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (viết tắt là BLHS). BLHS có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018.

Phát huy vai trò của phụ nữ trong việc tuyên truyền, vận động người thân, cộng đồng nâng cao nhận thức thực hiện an toàn giao thông, đặc biệt đối với việc uống rượu bia, vì an toàn giao thông - vì cộng đồng hạnh phúc, vừa qua, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã triển khai thành lập mô hình “Phụ nữ lên tiếng uống có trách nhiệm thực hiện an toàn giao thông” tại phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang và mô hình “Giáo dục hành động thực hiện an toàn giao thông” tại xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh, đồng thời tập huấn các nội dung liên quan đến thực hiện an toàn giao thông cho các thành viên của hai mô hình. Chị Phan Thị Quỳnh Như - Phó Ban Gia đình và Xã hội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam dự và triển khai các mô hình về thực hiện an toàn giao thông.

Câu hỏi: Kết hôn và chung sống với nhau trên 10 năm, chúng tôi đã có hai con chung. Những năm gần đây do công việc làm ăn với nhiều hoàn cảnh bên ngoài tác động, chồng tôi một thời gian dài đã có các mối quan hệ khác, có thời gian đã gần như công khai sống với người phụ nữ ấy. Tôi muốn được biết việc làm của chồng tôi như vậy đã vi phạm vào quy định nào của luật pháp, có vi phạm về hình sự không. Trong trường hợp cụ thể đó thì pháp luật sẽ can thiệp, xử lý thế nào?

 Hoàng Lệ Quyên (Cam Ranh)

Hỏi: Chúng tôi ly hôn đã hơn một năm rồi, tôi nuôi con nhỏ 05 tuổi. Anh ấy mấy lần viện cớ thăm con, đến nhà tôi gây gỗ, quấy phá, chửi bới tôi. Có lần tôi cự lại thì anh ta còn lấy cán chổi đánh vào đầu tôi. Tôi với anh ấy đã không còn là vợ chồng, vậy các việc anh ấy làm có coi là bạo lực gia đình không, phải bị xử lý thế nào, và xin cho biết pháp luật quy định hành vi nào là bạo lực gia đình?

          Lê Huyền Trang (Vạn Ninh)

* Câu hỏi:

Tôi thuê một người giúp việc trong gia đình, làm việc thường xuyên, chúng tôi đã thỏa thuận với nhau về công việc làm và tiền lương. Tôi muốn được biết với loại công việc này chúng tôi có phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản không, nếu có thì hợp đồng được ký kết thế nào và cần những nội dung gì?

Lê Thị Mai (Diên Khánh)

Câu hỏi:

Trên một số phương tiện truyền thông có nói đến các hoạt động nhằm phòng, chống tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Chúng tôi được biết tảo hôn thì bị pháp luật cấm, còn hôn nhân cận huyết thống cụ thể là trong giới hạn nào và pháp luật quy định việc này thế nào?

Cao Thị Thu (Khánh Sơn)