I- KHÁI LƯỢC TIỂU SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ HOÀNG ĐÌNH GIONG
Đồng chí Hoàng Đình Giong (tức Hoàng, Lầu Voòng, Trần Tin, Nam Bình, Văn Tư, Võ Văn Đức, Vũ Đức, Lê Minh, Cụ Vũ), người dân tộc Tày, sinh ngày 01/6/1904 tại làng Thôm Hoáng, xã Hạ Hoàng, về sau chuyển sang Nà Toàn, xã Xuân Phách (nay thuộc phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng).
Từ khi còn nhỏ, Hoàng Đình Giong là một học sinh thông minh, học giỏi, sớm có tinh thần yêu nước và ghét thực dân đế quốc. Những năm 1923-1924, đồng chí đã bí mật tuyên truyền tinh thần yêu nước trong học sinh các trường tiểu học ở Thị xã Cao Bằng, huyện Hòa An và Hà Quảng. Từ cuối năm 1925 đến đầu năm 1926, đồng chí học ở Trường Bách Nghệ (Hà Nội) và tích cực tham gia phong trào bãi khóa của học sinh Hà Nội, tham gia tổ chức lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh và bị đuổi học, trở về Cao Bằng. Với nhiệt huyết và sớm được giác ngộ cách mạng, đồng chí đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động cách mạng tại quê hương.
Để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em để tuyên truyền trong các cấp Hội.
Với mục tiêu: Vận động, hỗ trợ phụ nữ biến nhận thức thành những hành vi rèn luyện PCĐĐ cụ thể và nhân rộng các mô hình hiệu quả trong nhiệm kỳ trước cũng như thí điểm một số mô hình mới.
PHẦN I
CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ, CHIẾN CÔNG OANH LIỆT CỦA SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC,
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
Ngày 30/4/1975, Nhân dân ta kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, gian khổ và ác liệt nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc. Đây là thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội trong thế kỷ XX do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng và chói lọi chiến công của dân tộc ta trên con đường dựng nước và giữ nước suốt hàng ngàn năm lịch sử.
44 năm đã trôi qua, nhưng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc vẫn in dấu ấn sâu đậm trong lòng Nhân dân ta và bạn bè tiến bộ yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do, công lý trên thế giới và vẫn là sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
-
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
- Giáo dục chính trị, tư tưởng hoạt động quan trọng của công tác Tuyên giáo và vì vậy là một nội dung trong chỉ tiêu cơ bản được Đại hội đề ra (Hàng năm, mỗi cơ sở Hội tổ chức ít nhất 02 hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ) và cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức của tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa XII của Đảng.
- Trong nhiệm kỳ 2016-2021, các cấp Hội cần tiếp tục triển khai hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống gắn với thực hiện CVĐ “Rèn luyện phẩm chất đạo đức của tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” , Chỉ thị 05 và Nghị quyết TW 4 khóa XII của Đảng.
1. Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Hạnh phúc
Tháng 6 năm 2012, Liên hợp quốc đã tuyên bố chọn ngày 20 tháng 3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc. 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.
Phần thứ nhất
60 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, TRƯỞNG THÀNH CỦA BỘ ĐỘI
BIÊN PHÒNG VÀ 30 NĂM “NGÀY BIÊN PHÒNG TOÀN DÂN”
Ngày 2 tháng 2 hàng năm được chọn là Ngày Đất ngập nước thế giới, đây cũng là ngày Thế giới và Liên Hợp quốc thông qua Công ước về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar), đánh dấu sự ra đời của Công ước Ramsar tại hội nghị Đất ngập nước vào ngày 2/2/1971 tại bờ biển Caspian thuộc thành phố Ramsar, Iran. Đây là công ước quốc tế về bảo tồn sớm nhất thế giới, nhiều thành quả quan trọng về việc bảo tồn các vùng đất ngập nước đã được ghi nhận. Công ước Ramsar bắt buộc các nước thành viên của mình phân khu và bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và thúc đẩy việc \"sử dụng hợp lý\" các vùng này. Hiện nay, Công ước có 170 quốc gia thành viên với 2.335 khu Ramsar, trong đó Việt Nam là thành viên thứ 50 của Công ước Ramsa và đã được công nhận có 09 khu Ramsar (Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định; vùng ngập nước Bầu Sấu - Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai; Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp; Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau; Vườn quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang; khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình). Ngày Đất ngập nước thế giới lần đầu tiên được vận động và tổ chức vào năm 1997. Hàng năm, vào ngày này các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các cấp chính quyền địa phương đều thực hiện các hành động hướng đến nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị, lợi ích của các vùng đất ngập nước nói chung và hội nghị tại Ramsar nói riêng.
Câu 1: Vai trò của phụ nữ và Hội LHPN Việt Nam trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm?
Thời gian qua, dù đã có sự quyết tâm và vào cuộc của các cấp, các ngành về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nhưng tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề gây lo lắng cho phụ nữ và nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sức khoẻ người tiêu dùng. Bảo đảm an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu từ sản xuất, kinh doanh, chế biến đến tiêu dùng là yêu cầu cấp thiết đang đặt ra hiện nay đối với toàn xã hội.
Chiếm trên 50% dân số, phụ nữ tham gia vào mọi khâu có liên quan đến thực phẩm, từ sản xuất, kinh doanh cho đến chế biến và tiêu dùng, vì vậy, nhận thức và hành động của phụ nữ về an toàn thực phẩm có ảnh hưởng quan trọng tới những thay đổi trong gia đình và tại cộng đồng. Nhiều năm qua, các cấp Hội đã phối hợp và triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm. Đặc biệt, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” được thực hiện trong cả nước đưa thực hiện an toàn thực phẩm trong từng gia đình vào nội hàm tiêu chí “3 sạch”.