Việt Nam là một quốc gia tiêu biểu cho nền văn hóa tốt đẹp, trong đó gia đình là tế bào quan trọng, là cơ sở bền vững để xây dựng nền văn hóa tốt đẹp ấy. Có thể xem gia đình là cái nôi của mỗi người vì mỗi chúng ta đều được sinh dưỡng từ trong gia đình. Đây chính là điểm khởi đầu là nền tảng vững chắc đáng tin cậy để nuôi dưỡng mỗi người lớn khôn trưởng thành. Chính những đứa trẻ ấy khi bước vào cuộc sống sẽ mang theo hành trang của gia đình cùng với những suy nghiệm có được từ những hình ảnh, dấu ấn, tính cách do sự giáo dục của gia đình để hòa vào cộng đồng. Vì lẽ ấy mà những điều tốt đẹp và cả những điều sai trái, khiếm khuyết, lầm lạc của gia đình đều được in đậm trong tâm trí và tiềm thức của trẻ, ảnh hưởng lớn và có tính chất quyết định đến việc hình thành nhân cách của trẻ em. Nếu sống trong tình cảnh một gia đình bạo lực thì trẻ em bị ám ảnh, lo sợ đến suốt cuộc đời.. Cách hành xử của người lớn, cha mẹ sẽ tiêm nhiễm vào tâm hồn các em, làm vẩn đục sự thơ ngây, phá vỡ ước mơ, niềm tin đang hình thành trong lòng con trẻ. Trong những vấn nạn cần giải quyết hiện nay thì việc ngăn chặn và đi đến xóa bỏ bạo lực gia đình là mục tiêu là cái đích mà xã hội ta đang hướng đến.

Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4 – 5 - 1 vào bữa ăn hàng ngày bên cạnh việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống, để mỗi người sẽ là “một lá chắn thép” vững chắc trong công cuộc chiến đấu với COVID-19.[1]

Sáng ngày 11/8, tại Hội trường Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, Hội LHPN huyện Khánh Vĩnh  tổ chức mở lớp truyền thông giáo dục cha mẹ chăm sóc và bảo vệ trẻ em năm 2020 cho 90 chị là cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện.

Nếu không phát hiện sớm và đưa đến viện kịp thời, bệnh tay chân miệng để lại những biến chứng nguy hiểm và dễ lây lan thành dịch lớn.

Vừa qua, Hội LHPN tỉnh Khánh Hòa tổ chức truyền thông giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em năm 2020 cho hơn 100 đại biểu là cán bộ, hội viên, tuyên truyền viên của Hội Phụ nữ và các đoàn thể 02 phường Cam Thuận và Ba Ngòi.
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Bệnh có thể dự phòng bằng tiêm vắc xin và điều trị khỏi bằng kháng sinh đặc hiệu. Hiện nay, bệnh bạch hầu bùng phát, lây lan nhanh tại một số tỉnh Tây Nguyên và đã có trường hợp tử vong, phần lớn các trường hợp mắc được phát hiện ở vùng sâu, vùng xa và chưa được tiêm vắc xin bạch hầu hoặc chưa tiêm đầy đủ, đúng lịch.