An toàn cho phụ nữ và trẻ em: Làm gì để hiệu quả?

phunu.khanhhoa.gov.vn ── [ In trang Chủ nhật, 24/11/2024 ]

Đó là những trao đổi của Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Thị Hương với báo Phụ nữ TP.HCM tại điểm cầu TP. HCM của Lễ phát động năm An toàn cho phụ nữ và trẻ em sáng 6/3.

\"an-toan-cho-phu-nu-va-tre-em-lam-gi-de-hieu-qua.jpg

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Thị Hương (thứ tư từ trái sang)

cùng cán bộ TW Hội LHPN Việt Nam tại Lễ phát động

     Từ thực tế không thể phủ nhận là xã hội đang tồn tại rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em, Hội LHPN Việt Nam đã lựa chọn chủ đề năm 2019 là “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” với mong muốn các cấp Hội, cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước hưởng ứng bằng những việc làm phù hợp, đồng thời huy động các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội cùng chung tay xây dựng môi trường an toàn để phụ nữ và trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện và phát huy hết tiềm năng của mình.

     - Xây dựng một xã hội an toàn, nhất là an toàn cho phụ nữ và trẻ em, là việc lâu dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp, nhiều ngành và cả sự chủ động của mỗi cá nhân. Để chủ đề năm nay được triển khai một cách thực chất, hiệu quả, chúng tôi xác định phải huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của mỗi phụ nữ, trẻ em. 

     Chúng tôi cũng xác định phụ nữ và trẻ em vừa là đối tượng chịu ảnh hưởng, vừa là nhân tố tích cực có thể tạo dựng môi trường xã hội an toàn. Vì thế, cần phát huy vai trò của họ trong việc xác định các yếu tố có nguy cơ mất an toàn và có những hành động cụ thể để tham gia bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

     Để tạo môi trường và hành lang pháp lý cho sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em, các cấp Hội sẽ tập trung một số hoạt động sau:

  1. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, phòng ngừa xâm hại phụ nữ và trẻ em gái; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống mua bán người trong toàn xã hội, gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” mà Hội phát động nhiều năm qua. Hội LHPN các cấp kết nối, chia sẻ thông tin về công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa có hiệu quả về xâm hại phụ nữ và trẻ em gái, phòng chống bạo lực gia đình (đặc biệt là mô hình Ngôi nhà bình yên); kịp thời phát hiện, phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với các vụ vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái. 
  2. Phát huy vai trò tư vấn của đội ngũ Ủy viên ban chấp hành các ngành, chuyên gia trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em; duy trì hiệu quả hoạt động của công tác tham mưu giải quyết các vụ việc, điểm nóng liên quan phụ nữ và trẻ em gái; các tỉnh/thành Hội căn cứ tình hình thực tế để hình thành mạng lưới cộng tác viên, chuyên gia hỗ trợ Hội giải quyết các vụ việc phức tạp. 
  3. Duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa có hiệu quả về xâm hại phụ nữ và trẻ em gái, phòng chống bạo lực gia đình. 
  4. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hội LHPN Việt Nam với các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ việc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em.
  5. Nghiên cứu, phản biện, tham gia góp ý hoàn thiện pháp luật liên quan đến các tội phạm về xâm hại tình dục trẻ em.
  6. Giám sát việc thực hiện một số bản án có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ; lựa chọn vụ việc điển hình, tập trung hỗ trợ, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết các vụ việc nghiêm minh và nhanh chóng nhất.

     Như đã nói ở trên, không một cơ quan, tổ chức nào có thể hành động độc lập mà tạo nên được môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em. Chúng tôi đã có cơ chế phối hợp liên ngành với Bộ Công an, Hội Luật gia Việt Nam, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái.

     Thực tiễn, các cấp Hội đã chủ động đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ và trẻ em kịp thời, đảm bảo quy định của pháp luật. Nhờ vậy mà nhiều vụ xâm hại phụ nữ và trẻ em nghiêm trọng như vụ án “Dâm ô trẻ em” tại Bà Rịa - Vũng Tàu, vụ “Quấy rối tình dục nơi công sở” tại huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị… đã được các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết kịp thời. 

     Từ năm 2017 đến tháng 2/2019, Trung ương Hội đã tiếp nhận và xử lý 374 đơn thư phản ánh về hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, thi hành án dân sự, ban hành 140 văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết và nhận được 52 phản hồi về cách giải quyết. Năm 2018, các cấp Hội 63 tỉnh/thành tiếp nhận và xử lý 5.011 đơn thư cũng liên quan đến những vấn đề trên.

Theo:webhoilhpnvn