Tích cực trong giúp người dân thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

phunu.khanhhoa.gov.vn ── [ In trang Chủ nhật, 22/12/2024 ]

Từ năm 2022 đến nay,  các nội dung của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2022 - 2025 được Hội LHPN huyện triển khai trong phạm vi 2 xã Diên Tân và Suối Tiên.  Đối tượng thụ hưởng đồng bào dân tộc thiểu số tại hai thôn Lỗ Gia và Đá Mài; những năm qua, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện xây dựng Kế hoạch triển khai lồng ghép thực hiện Dự án 8 với mục tiêu tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm.png (583 KB)

Nâng cao kiến thức phồng chống xâm hại trẻ em cho HVPN dân tộc thiểu số thôn Lỗ Gia, xã Suối Tiên.

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, Hội LHPN huyện đã thành lập 02 tổ truyền thông cộng đồng tại thôn Đá Mài và Lỗ Gia có 19 thành viên là những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (gồm già làng, cán bộ thôn, cán bộ Hội Phụ nữ, hội viên nòng cốt…). Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng các kĩ năng tuyên truyền cho cán bộ Hội LHPN xã Diên Tân, Suối Tiên và thành viên tổ truyền thông cộng đồng, nội dung về cách thức vận động, thành lập, hoạt động của tổ truyền thông cộng đồng, kĩ năng tuyên truyền miệng, kĩ năng nắm bắt thông tin, kĩ năng nắm bắt nhu cầu người dân, thực hành tuyền truyền vận động hộ gia đình xây dựng gia đình 5 không 3 sạch.  Phối hợp Hội LHPN tỉnh thành lập CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” gồm 50 thành viên tại xã Diên Tân, mô hình “Địa chỉ an toàn” có thành viên tại xã Suối Tiên. Chọn cử tổ truyền thông cộng đồng thôn Đá Mài xã Diên Tân tham gia chương trình Giao lưu sáng kiến truyền thông tại huyện Khánh Vĩnh do Hội LHPN tỉnh tổ chức. Thành lập mô hình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” tại xã Diên Tân có 12 thành viên. Hội tín chấp cho hơn 100 hộ vay vốn tại NHCSXH với số tiền trên 8 tỉ đồng (Hộ nghèo, cận nghèo, vùng khó khăn) để phát triển kinh tế.

Thông qua các hình thức tổ chức, nhằm trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, trưởng thôn, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng. qua đó, đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ thay đổi “Nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

                                                                                                                                               Thanh Bình