Ninh Trung: Hiệu quả dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn

phunu.khanhhoa.gov.vn ── [ In trang Thứ tư, 04/12/2024 ]

Để giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn, hàng năm, Hội Phụ nữ xã đã khảo sát nhu cầu học nghề, chủ động xây dựng kế hoạch, mở lớp dạy nghề phù hợp với từng đối tượng như: Mở lớp dạy nghề may công nghệp, nghề nấu ăn, nghề pha chế đồ uống; Mở lớp dạy nghề cho người khuyết tật bên cạnh đó, Hội phối hợp với các cấp, ngành giới thiệu việc làm... qua đó giúp chị em có thêm kiến thức phát triển kinh tế gia đình, có thêm việc làm tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Đầu tháng 8/2024, Hội phối hợp Trường Trung cấp nghề Ninh Hoà tổ chức đào tạo nghề kỹ thuật làm bánh thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, có 30 chị em phụ nữ tham gia học

Lớp học diễn ra trong vòng 2,5 tháng  chị Trần Thị Phụng, chia sẻ tham gia lớp học, được tiếp nhận nhiều kiến thức bổ ích kiến thức và kỹ thuật cơ bản giúp cho học viên nắm được công thức làm được các loại bánh từ đơn giản đến phức tạp, đặc biệt làm ra những loại bánh truyền thống như: Bánh tét, bánh ít gói lá chuối, bánh phu thê lá dừa, bánh da lợn, bánh lọt, bánh khúc, những loại bánh này có thể tự khởi nghiệp tại gia đình hoặc có thể làm việc tại các cơ sở làm bánh, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho bản thân và gia đình.

NT trải nghiêm LBTT 1.png (1.38 MB)

Với trải nghiệm làm bánh truyền thống, các chị em đều tỏ ra rất thích thú tham gia, hào hứng làm các món bánh, tìm hiểu ẩm thực của người Việt

NT trải nghiêm LBTT 2.png (1.24 MB)

Các món bánh cổ truyền luôn đem đến một hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó quên dù chỉ mới một lần thưởng thức

Cùng với đó, Hội LHPN xã đã phối hợp, liên kết với các ngành, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức giới thiệu và đào tạo cho trên 500 lao động nữ, trong đó có trên 80% phụ nữ có việc làm sau đào tạo. Qua các lớp dạy nghề, học viên được tiếp cận với những kiến thức khoa học, kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, nắm vững các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cách tổ chức mô hình kinh tế hợp lý, từ đó phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.

Cùng với dạy nghề, Hội Phụ nữ còn chú trọng khai thác các nguồn vốn cho phụ nữ vay để phát triển kinh tế. Đến nay, Hội Phụ nữ đã đứng ra tín chấp, nhận ủy thác từ kênh ngân hàng CSXH với tổng dư nợ 20 tỷ đồng cho 778 hộ vay. Nhằm hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Từ các hoạt động hỗ trợ của Hội Phụ nữ tại địa bàn xã, nhiều hội viên phụ nữ nông thôn có việc làm ổn định

Với các giải pháp dạy nghề, giới thiệu việc làm thiết thực cho lao động nữ nông thôn của Hội Phụ nữ đã giúp chị em có được việc làm ổn định, thêm thu nhập, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ trong thời kỳ mới. Thời gian tới, để đẩy mạnh công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm sau đào tạo cho hội viên phụ nữ nông thôn, gắn công tác dạy nghề cho lao động nữ với giải quyết việc làm, tạo đầu ra cho sản phẩm.

                                                                          Nguyễn Thị Thu Thuỷ