BỘ LUẬT HÌNH SỰ SỐ 100/2015/QH13 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ SỐ 100/2015/QH13

phunu.khanhhoa.gov.vn ── [ In trang Chủ nhật, 22/12/2024 ]
Ngày 27/11/2015, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (viết tắt là BLHS). BLHS có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018.
BLHS đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta.
  1. PHẠM VI, ĐỔI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH
       Điều 2 Bộ luật hình sự quyđịnh về cơ sở của trách nhiệm hình sự:
  1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
  2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
  3. NHỮNG QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ
  4. Về hình phạt
      - Khoản 4, Điều 36 về cải tạo không giam giữ quy định: Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
       - Khoản 2, khoản 3 Điều 40 quy định về tử hình: Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử; Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
  1. Quyết định hình phạt
      - Bộ luật hình sự quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi người phạm tội là phụ nữ có thai; Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ (Điều 51)
       - Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Phạm tội đối với phụ nữ có thai (Điều 52)
  1. Thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt
       - Tha tù trước thời hạn có điều kiện: Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn (Khoản 1 Điều 66)
- Hoãn chấp hành hình phạt tù: Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong trường hợp: Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi (Điều 67)
  1. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
      - Tội giết người: Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết phụ nữ mà biết là có thai (Điều 123)
      - Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ: Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (Điều 124).
       - Các tội mà người phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127); Tội bức tử (Điều 130); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134); Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137); Tội hành hạ người khác (Điều 140); Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148); Điều 149 (Tội cố ý truyền HIV cho người khác)
       - Các tội mà người phạm tội làm nạn nhân có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Tội hiếp dâm (Điều 141); Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Tội cưỡng dâm (Điều 143); Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144); Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145).
- Các tội liên quan nhiều đến nạn nhân là phụ nữ, trẻ em: Tội mua bán người (Điều 150); Tội mua bán người dưới 16 tuổi 70 (Điều 151); Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152); Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153); Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154)
  1. Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
      Trường hợp phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai; Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157); Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162).
  1. Các tội xâm phạm sở hữu
Trường hợp phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Tội cướp tài sản (Điều 168); Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170);  Tội cướp giật tài sản (Điều 171)  
  1. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
      - Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện (Điều 181)
      - Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182)
      - Tội loạn luân (Điều 184)
      - Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185)
      - Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186)
      - Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 187)
  1. Các tội phạm về ma túy
      Trường hợp phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255); Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257); Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258).
  1. Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng
      - Trường hợp phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:  Tội cưỡng bức lao động (Điều 297); Tội bắt cóc con tin (Điều 301);
       - Tội phá thai trái phép (Điều 316)
       - Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317)
  1. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng
      - Tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 320)
      - Tội chứa mại dâm (Điều 327)
      - Tội môi giới mại dâm (Điều 328)
      - Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329)
  1. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
      - Trường hợp phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:  Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368); Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370);  Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371);  Tội dùng nhục hình (Điều 373); Tội bức cung (Điều 374); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật  (Điều 377)

                                                            Hội LHPN tỉnh