Kết quả tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển của Hội LHPN Việt Nam

phunu.khanhhoa.gov.vn ── [ In trang Thứ năm, 28/3/2024 ]

Cuộc thi Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử của Hội và trên Báo Phụ nữ Việt Nam từ tháng 5/2020. Trong tuần thi thứ hai (từ 10h00 ngày 11/5/2020 đến 9h00 ngày 18/05/2020), đã có 19.309 người tham dự với 33.962 lượt dự thi và 205 lượt trả lời đúng cả 9 câu hỏi nội dung.

Ban Tổ chức Cuộc thi xin chúc mừng các cá nhân sau đây đạt giải trong tuần 2:

01 Giải Nhất:

Nguyễn Thị Dung– Điện thoại: xxxxxx2173 – Tỉnh: Bắc Giang - Dự đoán người trả lời đúng: 200 – Thời gian tham gia: 16:01:21 | 15/05/2020

02 Giải Nhì

Nguyễn Thị Châu–Điện thoại: xxxxxx7562 – Thành phố Hà Nội- Dự đoán số người trả lời đúng: 177– Thời gian tham gia: 20:50:25 | 16/05/2020

Đào Tiểu Ly– Điện thoại: xxxxxx1868 – Tỉnh: Bắc Giang Dự đoán số người trả lời đúng: 175  – Thời gian tham gia: 15:54:24 | 15/05/2020

03 Giải Ba

Nguyễn Thị Hạnh – Điện thoại: xxxxxx1110 – Tỉnh: Phú Yên -  Dự đoán số người trả lời đúng: 256 – Thời gian tham gia: 14:55:45 | 15/05/2020

Phí Thị Thịnh – Điện thoại: xxxxxx5978- Thành phố Hà Nội - Dự đoán số người trả lời đúng: 277 – Thời gian tham gia: 21:44:43 | 16/05/2020

Lê Thị Hiên – Điện thoại: xxxxxx1498- Thành phố Hà Nội-  Dự đoán số người trả lời đúng: 127 – Thời gian tham gia: 19:24:02 | 16/05/2020

 

Đề nghị người trúng giải gửi ảnh chụp chứng minh thư nhân dân cho Ban Tổ chức để xác nhận. Giải thưởng sẽ được trao khi kết thúc lần thi của tuần cuối tháng.

Người đạt giải có thể nhận trực tiếp tại địa chỉ: Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, 68, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội hoặc nhận thưởng theo hình thức chuyển khoản.

Chi tiết xin liên hệ với Đ/c Phạm Bình Minh, chuyên viên Ban Tuyên giáo, TW

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Số điện thoại: 0243.9720041/ 0962.374.676 Email: minhphamussh@gmail.com

 

Ban Tổ chức xin công bố đáp án của tuần 2:

Câu 1. Những người phụ nữ kéo quốc kỳ lên đỉnh ngọn kỳ đài tại buổi Lễ độc lập (2-9-1945) là ai?

Đáp án: Phương án d. Phương án a và c

Câu 2. Lễ ra mắt đầu tiên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam diễn ra tại đâu?

Đáp án: Phương án a. Hà Nội

Câu 3. Tôn chỉ, mục đích của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đầu?

Đáp án: Phương án d. Cả 3 phương án trên

Câu 4. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trở thành thành viên của Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế từ năm nào?

Đáp án: Phương án b. 1946

Câu 5. Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là ai?

Đáp án: Phương án b. Lê Thị Xuyến

Câu 6. Tổ chức phụ nữ được hợp nhất vào Hội LHPN Việt nam tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ I là tổ chức nào?

Đáp án: Phương án a. Đoàn Phụ nữ cứu quốc

Câu 7. Đại hội Phụ nữ lần thứ nhất diễn ra vào năm nào và ở đâu?

Đáp án: Phương án b. 1950, tại Thái Nguyên

Câu 8. Định hướng phát triển của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam sau khi hợp nhất với Đoàn Phụ nữ cứu quốc?

Đáp án: Phương án d. Là một Hội và tiến tới thành một mặt trận

Câu 9. Nhiệm vụ chính của Hội Liên hiệp Phụ nữ sau khi hợp nhất?

Đáp án: Phương án d. Cả 3 phương án trên.

THÔNG TIN THAM KHẢO TUẦN 2

              Tại Lễ độc lập ngày 2/9/1945 có 2 người phụ nữ được vinh dự kéo cờ lên kỳ đài. Đó là bà Lê Thi và bà Đàm Thị Loan. Bà Lê Thi khi tham gia cách mạng được giao nhiệm vụ làm cán bộ Hội PN Hoàn Kiếm với nhiệm vụ vận động phụ nữ góp tiền, của để gửi cho Cách Mạng. Ngày 17/8/1945, bà đã vận động hằng trăm phụ nữ tham gia Lễ mít tinh ủng hộ Việt Minh và yêu cầu Chính phủ Trần Trọng Kim làm lễ hạ cờ để treo cờ Việt Minh. Đến ngày 19/8/1945, bà tham gia cùng hàng vạn người dân Thủ đô tham gia giành Chính quyền tại Hà Nôi. Bà Đàm Thị Loan là thành viên Đội tuyên truyền “Nước Nam mới”. Năm 1944, bà tham gia Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, sau đó, bà được đồng chí Hoàng Quốc Việt giao nhiệm vụ lập luật mật mã cho vô tuyến điện.

              Sau thành công của Cách mạng tháng Tám/1945, với sự  ra đời của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới, Đảng đã quyết định thành lập 1 tổ chức Hội lấy tên là Hội LHPN Việt Nam tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ trên mọi mặt lĩnh vực.  Ngày 3/10/1946 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã ký Nghị định cho phép thành lập Hội LHPN Việt Nam. Ngày 20/10/1946, Hội chính thức mang tên Hội LHPN Việt Nam và làm lễ ra mắt tại Quảng trường Nhà Hát Lớn, thủ độ Hà Nôi. Các đoàn phụ nữ đại diện các dân tộc, tôn giáo, đảng phái, trí thức, tư sản dân tộc, công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, nữ sinh, dân quân tự vệ…ở các địa phương về tụ họp và chào mừng sự ra đời của giới phụ nữ. Tại lễ ra mắt Hội LHPN tại Quảng trường Nhà hát Lớn, Thủ đô Hà Nội, bà Lê Thị Xuyến, chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, đã trình bày tôn chỉ, mục đích của Hội LHPN Việt Nam là Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ yêu nước; Đấu tranh thực hiện quyền lợi của chị em và Vận động phụ nữ tham gia vào cuộc đấu tranh giữ vững nền độc lập của Tổ Quốc

              Sự ra đời của Hội LHPN Việt Nam là mốc son trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, không chỉ mở rộng tổ chức, thu hút rộng rãi các tầng lớp phụ nữ vào cuộc đấu tranh chung của toàn dân mà còn mở rộng mặt trận đoàn kết các tầng lớp phụ nữ cả nước, thích ứng với đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng nói chung, sự nghiệp giải phóng phụ nữ nói riêng.

              Ngày 28/6/1946, tại Paris (Pháp), đoàn đại biểu Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế gồm đại diện phụ nữ Pháp, Mỹ, Liên Xô, Ấn Độ, Tây Ban Nha, An giê ri do bà Eugenie Cotton – Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế dẫn đầu đã tới thăm Hồ Chủ tịch đang ở thăm Pháp. Bà Chủ tịch thông báo với Người là sáng hôm đó, Ban thường trực Liên đoàn đã thông qua đơn của Hội LHPN Việt Nam và công nhận Hội LHPN Việt Nam là thành viên của Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế.

              Từ ngày 14-19/4/1950, Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại thôn La Bằng, xã Cù Vân (nay là xã Phú Xuyên), huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tham dự Đại hội có 345 đại biểu, trong đó có 168 đại biểu chính thức đại diện cho 5 triệu hội viên và 10 triệu phụ nữ Việt Nam. Đại biểu phụ nữ Việt kiều Pháp, Thái Lan, Tân Đảo… về dự Đại hội. Hội trường được dựng trong rừng, núp mái dưới những tán cây rộng, kín đáo.

              Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất Quyết nghị hợp nhất Đoàn Phụ nữ Cứu quốc và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành một tổ chức chính trị duy nhất của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, lấy tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, là mặt trận đoàn kết rộng rãi các lực lượng phụ nữ, bao gồm tổ chức và hội viên của Hội LHPN Việt Nam vốn có và tổ chức, hội viên của Đoàn Phụ nữ cứu quốc, đồng thời tiếp nhận bộ phận nữ công nhân, viên chức của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đại hội đã thông qua Báo cáo và đề ra 10 nhiệm vụ cụ thể:

  • Tham gia và ủng hộ chiến đấu;
  • Vận động chị em thi đua tăng gia sản xuất;
  • Vận động phụ nữ trong vùng địch tạm chiếm;
  • Tăng cường sự hoạt động quốc tế;
  • Cải thiện đời sống phụ nữ và bảo vệ nhi đồng;
  • Cứu tế xã hội;
  • Vận động phụ nữ tham chính;
  • Củng cố và phát triển Hội;
  • Góp phần xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất;
  • Tiến hành hợp nhất Đoàn phụ nữ Cứu quốc vào Hội LHPN Việt Nam.

Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa I gồm 32 ủy viên. Ban chấp hành Trung ương Hội đã bầu Ban Thường trực gồm 9 ủy viên. Đồng chí Lê Thị Xuyến được bầu là Hội trưởng. Các đồng chí Hoàng Thị Ái, Lê Thu Trà, Nguyễn Thị Thục Viên được bầu là Phó Hội trưởng.

Bà Lê Thị Xuyến sinh ngày 9/2/1909 tại Đại Hoà, Đại Lộc, Quảng Nam, là một trong những nữ sinh Đồng Khánh (Huế) tham dự lễ truy điệu chí sĩ Pham Chủ Trinh (1926), là đại biểu Quốc hội khoá I (1946) và là Uỷ viên Thường vụ Quốc hội các khoá II, IV, V.