Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong rất nhiều bài nói, bài viết, Người đã chỉ ra những tiêu chuẩn của người đảng viên và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên coi rèn luyện đạo đức cách mạng là nhu cầu nội tại, thường xuyên và liên tục: “…Phải luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ..., xứng đáng một người cán bộ, một người đảng viên". Những lời dạy của Bác cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhân văn và tính thời sự, có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
Với cách nhìn khách quan, khoa học, có khẳng định rằng, sự kiện Người rời Tổ quốc tìm đường cứu nước, cứu dân cách đây 113 năm là sự “hẹn hò” của chính lịch sử dân tộc và là kết quả tất yếu của hệ thống động lực chủ yếu.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị dân tộc như bất khuất, kiên cường, tự chủ, sáng tạo, thích ứng hoàn cảnh và mọi biến đổi để giành thắng lợi; là sự thâu thái những giá trị của nhân loại: hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác, tiến bộ, nhân văn và phát triển. Người đã lan tỏa những giá trị đó trên toàn thế giới, cống hiến vào phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò quan trọng của nông dân, nông nghiệp. Người nhấn mạnh: Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh(1) … Do đó, Người đặc biệt quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân và coi đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Tăng trưởng xanh là chủ đề được các nhà lãnh đạo trên thế giới thường đề cập đến, bởi đây là nội dung mang tính chiến lược trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.